Bài thể dục “quốc dân” giúp người Nhật sống thọ
Bộ Nội vụ Nhật Bản ngày 18/9/2022 thông báo số công dân trên 65 tuổi tại quốc gia này lên mức kỷ lục 36,27 triệu, chiếm 29,1% tổng dân số. Số lượng người trên 75 tuổi là 19,37 triệu, chiếm hơn 15% dân số. Nhật Bản cũng lần đầu ghi nhận số công dân trên 100 tuổi vượt 90.000 người, có nghĩa là, cứ 100.000 người Nhật Bản, 72 người trên 100 tuổi.
Bài tập thể dục Rajio Taiso hẳn đã đóng góp một phần quan trọng tạo nên kỳ tích này. Đã hơn 90 năm, cứ 6h30 sáng, trên đường phố Nhật Bản lại xuất hiện những nhóm người từ già đến trẻ tập rajio taiso qua đài radio. Tồn tại gần 90 năm, rajio taiso đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc.
Một “nghi thức” cộng đồng
Rajio Taiso là một bài tập khởi động ngắn trong 3 phút mà mọi người dân Nhật đều quen thuộc. Điều khiến nó trở nên đặc biệt chính là sự vô cùng phổ biến trong cộng đồng người dân Nhật trong suốt gần 100 năm qua. Hầu hết mọi người dân nơi đây đều biết về Rajio Taiso, và sức ảnh hưởng sâu rộng không chỉ dừng lại ở phạm vi nước Nhật, mà đã lan rộng ra cả nhiều nền văn hóa khác trên thế giới.
Theo Japan Times, Rajio Taiso ra đời năm 1928, lấy ý tưởng từ quảng cáo của hãng bảo hiểm nhân thọ Metropolitan Life Insurance Co. (Mỹ). Thời điểm đó, người Nhật trung bình chỉ sống đến tuổi 40. Rất nhiều người tử vong vì lao và các bệnh truyền nhiễm, khiến việc kinh doanh bảo hiểm cũng bất ổn. Để tìm cách cải thiện sức khỏe quốc gia, hai nhân viên công ty bảo hiểm Kampo đã tới Mỹ tham quan rồi mang về ý tưởng của một bài thể dục bất cứ ai cũng tập được.
Rajio Taiso chủ yếu được thực hiện trong không gian mang tính xã hội. Trường học, khuôn viên lao động và nhất là cả các gia đình - trong sự thoải mái tại nhà riêng, người dân Nhật sẽ thực hiện bài tập ngắn này để bắt đầu ngày mới. Mọi người ở Nhật Bản đều biết đến bài tập này, vì nó như một dạng thói quen mà mọi người tập luyện cùng nhau dưới hình thức cộng đồng.
Rajio Taiso gồm hai phần, mỗi phần 13 động tác. Từng động tác có biến thể riêng dành cho người già hoặc người tàn tật không thể đứng dậy. Tất cả đều dễ thực hiện nhằm mục đích tăng tuần hoàn máu và cải thiện sự linh hoạt. Đặc biệt, người ta có thể tập Rajio Taiso ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, chỉ cần không gian đủ lớn và một cái radio hoặc tivi.
Rajio Taiso thực sự hiệu quả trong việc thúc đẩy các hoạt động rèn luyện sức khỏe hàng ngày, đến mức mọi gia đình Nhật Bản đều ưa chuộng và sắp xếp thời gian để thực hiện. Đó là điều thú vị khi trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Đối với những người sinh ra và lớn lên cùng Rajio Taiso, đây như một hành động quá đỗi bình thường, một phần không thể thiếu của cuộc sống. Nhưng rõ ràng hành động nhỏ này cũng có thể dẫn đến một lối sống lành mạnh hơn rất nhiều.
Thói quen nhỏ - thay đổi lớn
Nếu dành thời gian chỉ 5–10 phút mỗi ngày để vận động cơ thể, ta thường sẽ có cảm giác thôi thúc phải tập nhiều hơn nữa. Một khi đã bắt đầu, ta thường không muốn kết thúc quá sớm. Dù ban đầu, ta có thể còn ngại ngần và bị ngợp khi nghĩ đến việc tập luyện vất vả trong thời gian dài, nhưng thường một khi đã bắt đầu, ta sẽ có xu hướng cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực để luyện tập nhiều hơn, lâu hơn.
Rajio Taiso chính là nắm bắt tâm lí đó và thúc đẩy ta suy nghĩ tương tự như vậy. Bài tập này khiến mọi người vận động chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Nhưng bắt đầu ngày mới với một chút vận động như vậy cũng có thể khuyến khích ta vận động nhiều hơn trong thời gian còn lại của ngày đó, vì điều đó khiến ta cảm thấy dễ chịu.
Có thể nói Rajio Taiso là một dạng bài tập thể dục đơn giản nhưng đặc biệt, vì nó quan tâm đến mối liên hệ giữa văn hóa, sức khỏe và hạnh phúc. Hãy thử luyện tập bài tập này ngay từ hôm nay, để Rajio Taiso thổi một luồng gió mới lành mạnh vào cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Nếu sẵn sàng cởi mở, ta luôn có thể học được nhiều điều từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Có những thứ ta coi là bình thường, nhưng khi được khám phá trong các nền văn hóa xa lạ, lại mang lại những bài học ý nghĩa không chỉ về sức khỏe mà cả về cuộc sống. Rajio Taiso là một thứ như vậy.
Nguồn: CAFEF và Internet
- Thói quen khi ngủ giúp người Nhật ngủ ngon và sống thọ nhất hành tinh (28/02/2023)
- Có Aiwa Thân khỏe Tâm an - Rút ngắn thời gian phục hồi vận động (23/05/2023)
- HMB và những lợi ích bất ngờ (20/09/2023)
- 4 thói quen giúp người Nhật có tỷ lệ bệnh tim mạch và đội quỵ thấp nhất thế giới (28/02/2023)
- Dinh dưỡng cho Thân và Tâm - Nâng cao chất lượng cuộc sống (30/05/2023)
- Aiwa Thân khỏe Tâm của Aiwado được Hiệp hội Trao đổi Y Tế Nhật Bản chứng nhận cho chất lượng chuẩn Nhật (21/04/2023)
- Aiwado tổ chức Hội thảo Quốc tế Ứng dụng dinh dưỡng Nhật Bản với công thức Thân Tâm độc quyền giúp Thân khỏe Tâm an (21/04/2023)
- Kazu Gain Gold của Aiwado trở thành thương hiệu số 1 sữa mát tăng cân (11/04/2023)
- Bí quyết “Sống thọ” cho người lớn tuổi (07/04/2023)
- 'Học lỏm' cách người Nhật ăn cơm trắng để khỏe mạnh, sống lâu (07/04/2023)
- Kazu Yumy - Yêu chiều khẩu vị của con (31/03/2023)
- Con đề kháng khỏe tạm biệt bệnh vặt (31/03/2023)
- CẨM NANG DINH DƯỠNG ''TIÊU HÓA TỐT" (31/03/2023)
- Cẩm nang dinh dưỡng "TĂNG CÂN CHUẨN" - Tại sao con kém hấp thu? (31/03/2023)
- Triết lý "ikigai" - Bí quyết sống lâu và hạnh phúc của người Nhật (30/03/2023)
- 4 Thực Phẩm chăm sóc Giấc Ngủ cho Người Lớn Tuổi (30/03/2023)
- Liệu Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng đến Sức khỏe thể chất không? (30/03/2023)
- Các thực phẩm "Vàng" người cao tuổi nên ăn vào buổi sáng (30/03/2023)
- Mất Cơ Sau Tuổi 40 và Những Điều Bạn Cần Biết (30/03/2023)
- THÔNG BÁO V/V Ra mắt sản phẩm mới Shizu Grow IQ Gold, Shizu Canxi Gold, Shizu Diabet Gold (29/03/2023)
- Aiwado và Hiệp hội Sữa Việt Nam nối dài hành trình “Ứng dụng dinh dưỡng Nhật Bản nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam” (21/03/2023)
- QUỸ AIWADO ''HÀNH TRÌNH HẠNH PHÚC'' CHUNG TAY VÌ BỆNH NHI UNG THƯ VỚI 10.000 LY SỮA YÊU THƯƠNG (20/03/2023)
- QUỸ AIWADO ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH ‘ĐI KHẮP NẺO ĐƯỜNG – CÙNG CON VỮNG BƯỚC” TẠI HUYỆN TÂN BIÊN, TÂY NINH. (07/03/2023)
- Đề Kháng Khỏe - Trẻ Vui Đến Trường (28/02/2023)
- Bí quyết "Trẻ Mãi" cùng Aiwa Thân khỏe Tâm an (28/02/2023)