Táo bón ở trẻ: Khi nào cần đi khám?
Táo bón là vấn đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu không cải thiện, để tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Trẻ bị táo bón có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây trĩ, tắc ruột…
Trẻ nào dễ mắc táo bón?
Trên thực tế trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc táo bón. Tuy nhiên, theo thống kê tình trạng táo bón gặp nhiều hơn gấp 3 lần ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, cụ thể:
- Trẻ dễ táo bón ở thời kỳ sau khi bắt đầu ăn dặm
Ở thời kỳ ăn dặm, trẻ cũng dần đi vào nếp sinh hoạt ở một giờ nhất định, nên thời gian đại tiện cũng vậy. Tuy nhiên, do từ bú mẹ hoàn toàn, trẻ chuyển sang tập ăn dặm nên rất dễ bị táo bón, bởi chưa quen với các thức ăn. Mặt khác, cũng có thể do chế độ ăn, thực phẩm ít chất xơ, nên dễ bị táo bón hơn. Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý các khoảng thời gian này, giúp trẻ phòng ngừa táo bón, nhận biết ngay nếu trẻ có táo bón và can thiệp sớm, để tránh táo bón ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
- Táo bón ở độ tuổi đi học
Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, đến lớp học… lúc đó môi trường mới xa lạ nên trẻ ngại xin phép cô giáo, hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần như thế sẽ làm cho đại tràng dãn to, vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng, gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.
Ngoài ra, khi trẻ chuyển chế độ ăn, chẳng hạn như mẹ đi làm nên phải bú sữa công thức, từ ăn bột sang ăn cháo… cũng dễ bị táo bón.
Thời kỳ trẻ tập ngồi bồn cầu cũng có thể khiến trẻ bị táo bón, vì nếu trẻ chưa sẵn sàng đi đại tiện, trẻ có thể nín lại và sẽ gây táo bón. Đối với trẻ bị đau khi đi tiêu hoặc tiêu khó, trẻ càng có khuynh hướng nhịn đi tiêu và làm cho táo bón nặng hơn.
Nên cho trẻ ngồi trên bồn cầu và có chỗ để chân, đặc biệt khi trẻ sử dụng bồn cầu dành cho người lớn. Nên khuyến khích trẻ đi tiêu vào thời gian thong thả, nhất định mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, vì sau khi ăn sẽ kích thích trẻ đi đại tiện.
Trẻ bị táo bón khi nào cần khám?
Câu hỏi đặt ra của nhiều cha mẹ là khi nào cần cho trẻ đi khám nếu bị táo bón. Liệu có cần phải đi khám không. Thực tế cho thấy trẻ táo bón thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe, sẽ gây nhiều hệ lụy. Vì vậy, những trường hợp sau, cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
- Trẻ bị táo bón dưới 4 tháng tuổi.
- Trẻ bị táo bón thường xuyên, hay tái phát.
- Đã điều trị táo bón, nhưng trẻ vẫn chưa đi đại tiện sau 24 giờ.
- Trẻ táo bón và thấy có máu trong phân hoặc máu dính ở tã, quần lót.
- Trẻ táo bón có thêm các biểu hiện đau bụng hoặc đau hậu môn.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ táo bón?
Trước hết cha mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn của trẻ, thông thường nếu trẻ bị táo bón nhẹ hoặc trong thời gian ngắn, sẽ giảm hoặc hết táo bón nếu cha mẹ cho trẻ ăn theo chế độ như:
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các thức ăn có nhiều chất xơ. Tránh cho trẻ ăn yogurt, phô mai, kem...
- Cần cho trẻ uống các loại nước trái cây có thể giúp trẻ làm mềm phân như: Nước mận, táo, lê... Tuy nhiên, không dùng quá 180ml nước trái nguyên chất cho trẻ 1 - 6 tuổi.
- Cho trẻ uống đủ nước, ít nhất 960ml nước (không phải sữa)/ngày. Không cần thiết cho trẻ uống một lượng nước lớn để trị táo bón, nhưng cần bảo đảm trẻ uống đủ (uống nhiều lần trong ngày). Đối với trẻ > 1 tuổi, lượng nước (không phải là sữa) cần thiết là 960 ml hoặc nhiều hơn/ngày. Không cho trẻ uống nhiều hơn nếu trẻ không khát.
- Đối với trẻ tập đi vệ sinh, cha mẹ cho trẻ ngồi trên bồn cầu 5 -10 phút sau bữa ăn. Nên khuyến khích trẻ ngồi trên bồn cầu 5 đến10 phút, một đến 2 lần/ngày sau bữa ăn. Khen ngợi và thưởng trẻ cho việc này, ngay cả khi trẻ chưa đi tiêu.
- Cần có một chế độ ăn uống khoa học. Cho trẻ ăn chế độ ăn cân bằng, bao gồm ngũ cốc, trái cây và rau. Không cần ép trẻ ăn nhiều những thức ăn này và dùng chế độ ăn nhiều chất xơ.
Sữa Mát Tăng Cân Kazu Gain Gold bổ sung Lợi Khuẩn Nhật Bản và Bộ 3 Siêu Chất Xơ (GOS Nhật Bản, FOS, HMO) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Con có bụng khỏe vững vàng, không còn nỗi lo táo bón.
Nguồn: Sức khỏe đời sống và Internet
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Thực phẩm Aiwado
Địa chỉ: Lầu 9, Toà nhà Center Point – 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Hotline Aiwado Care: 19006093
Website: https://aiwado.com
Fanpage: https://www.facebook.com/aiwado.com.vn/
- BỤNG KHỎE MẸ YÊU - CON VUI TIÊU HÓA TỐT (18/01/2023)
- MCT - Dưỡng chất thúc đẩy con TĂNG CÂN NHANH (25/07/2023)
- Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân, tăng chiều cao nhiều? (28/02/2023)
- Có nên coi nhẹ hội chứng kém hấp thu ở trẻ? (28/07/2023)
- Mách mẹ bí kíp giúp con Tăng Cân chuẩn (28/02/2023)
- Cơ Xương Khớp khỏe mạnh – một trong các giải pháp tối ưu để cải thiện sức khỏe (04/05/2023)
- Vừa Tăng Đề Kháng Vừa Phát Triển Chiều Cao, tại sao không? (04/05/2023)
- 7 sai lầm khi nấu cháo khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân (26/04/2023)
- 4 loại quả giúp bạn có giấc ngủ ngon (26/04/2023)
- Bài thể dục “quốc dân” giúp người Nhật sống thọ (26/04/2023)
- Aiwa Thân khỏe Tâm của Aiwado được Hiệp hội Trao đổi Y Tế Nhật Bản chứng nhận cho chất lượng chuẩn Nhật (21/04/2023)
- Aiwado tổ chức Hội thảo Quốc tế Ứng dụng dinh dưỡng Nhật Bản với công thức Thân Tâm độc quyền giúp Thân khỏe Tâm an (21/04/2023)
- Kazu Gain Gold của Aiwado trở thành thương hiệu số 1 sữa mát tăng cân (11/04/2023)
- Bí quyết “Sống thọ” cho người lớn tuổi (07/04/2023)
- 'Học lỏm' cách người Nhật ăn cơm trắng để khỏe mạnh, sống lâu (07/04/2023)
- Kazu Yumy - Yêu chiều khẩu vị của con (31/03/2023)
- Con đề kháng khỏe tạm biệt bệnh vặt (31/03/2023)
- CẨM NANG DINH DƯỠNG ''TIÊU HÓA TỐT" (31/03/2023)
- Cẩm nang dinh dưỡng "TĂNG CÂN CHUẨN" - Tại sao con kém hấp thu? (31/03/2023)
- Triết lý "ikigai" - Bí quyết sống lâu và hạnh phúc của người Nhật (30/03/2023)
- 4 Thực Phẩm chăm sóc Giấc Ngủ cho Người Lớn Tuổi (30/03/2023)
- Liệu Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng đến Sức khỏe thể chất không? (30/03/2023)
- Các thực phẩm "Vàng" người cao tuổi nên ăn vào buổi sáng (30/03/2023)
- Mất Cơ Sau Tuổi 40 và Những Điều Bạn Cần Biết (30/03/2023)
- THÔNG BÁO V/V Ra mắt sản phẩm mới Shizu Grow IQ Gold, Shizu Canxi Gold, Shizu Diabet Gold (29/03/2023)