Tết thiếu nhi nhật bản - Khám phí ngày hội Kodomo No Hi
Trên thế giới có ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 thì ở Nhật Bản, trẻ em cũng có một ngày lễ rất riêng biệt. Đó là ngày quốc lễ 5/5 – Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi) là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được mạnh khỏe và hạnh phúc.
KODOMO NO HI, ngày Tết thiếu nhi Nhật Bản
Ngày lễ dành cho những thiên thần của đất nước mặt trời mọc
Ở Nhật Bản, có một ngày lễ dành riêng cho trẻ em, khi mà mọi nhà bắt đầu treo cờ cá chép bay phấp phới trong gió, đó là ngày quốc lễ 5/5 – Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi). Đây là ngày trẻ em Nhật Bản được vui chơi thỏa thích và nhận những lời chúc tốt đẹp nhất của mọi người.
KODOMO NO HI, ngày Tết thiếu nhi Nhật Bản
Nguồn gốc: Tết Đoan Ngọ - Tango no Sekku (端午の節句)
Tết Thiếu nhi – Kodomo no Hi có nguồn gốc từ Tiết Đoan Ngọ, một ngày lễ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch ở các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Việt Nam v.v.. Ở Nhật, Tiết Đoan Ngọ được gọi là Tango no Sekku, thì được đổi sang dương lịch và vẫn diễn ra vào ngày 5 tháng 5.
Tết Thiếu nhi – Kodomo no Hi
Ban đầu, Tango no Sekku được tổ chức với ý nghĩa đặc biệt dành cho các bé trai vì các bé gái đã có một ngày lễ riêng là Hina Matsuri (sẽ được chia sẻ trong bài viết sau) được tổ chức trước đó vào ngày 3 tháng 3. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1948, Tango no Sekku được đặt chính thức đặt tên là “ Kodomo no Hi” với ý nghĩa tốt đẹp dành cho các bé trai lẫn các bé gái.
Biểu tượng của Tết thiếu nhi Nhật Bản
- Ngày Tết thiếu nhi 5/5 gắn liền với hình ảnh cờ cá chép Koinobori đầy màu sắc bằng vải, dài hơn 3m được treo trên các cột cao trước ban công hoặc ngoài sân nhà.
- Tại một số gia đình có quan niệm cá chép được treo sẽ tượng cho từng thành viên trong gia đình: cá chép màu đen sẽ trên cùng tượng trưng cho người cha, kế tiếp cá chép màu đỏ tượng trưng cho người mẹ, và cá chép màu xanh dương tượng trưng cho bé trai. Còn có quan niệm khác cho rằng số lượng cá chép sẽ theo số lượng thành viên gia đình.
- Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép vậy.
Hình ảnh cờ cá chép Koinobori đầy màu sắc
Ngoài cờ cá chép, các gia đình còn trưng bày những con búp bê Kintarou (tiếng Hán: Kim Thái Lang là một vị anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản, như Thánh Gióng của Việt Nam), cưỡi một con cá chép lớn, trên đầu đội mũ sắt của võ sĩ (gọi là Kabuto). Mũ sắt (Kabuto) và võ sĩ Kintarou là biểu tượng cho một bé trai khỏe mạnh và mạnh mẽ.
Ngoài ra, người dân Nhật còn làm bánh gạo nếp (gọi là bánh mochi) với đậu đỏ, bọc trong lá sồi và bánh gạo nếp bọc lá tre (gọi là bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng tượng trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công.
Bài hát về Koinobori:
Koinobori được coi là bài hát truyền thống không thể thiếu của người dân Nhật Bản trong ngày tết thiếu nhi. Mỗi giai điệu, từng lời bài hát thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mang tính biểu tượng đặc trưng trong ngày lễ này. Đặc biệt, giai điệu trong sáng, dễ nhớ, dễ thuộc, ấp ủ những ý nghĩa, lời nhắn từ cha ông đã khắc sâu vào tìm thức nhiều thế hệ người dân xứ sở Phù Tang.
Koinobori được coi là bài hát truyền thống không thể thiếu của ngày tết thiếu nhi.
Lời bài hát:
やねより たかい こいのぼり
おおきい まごいは おとうさん
ちいさい ひごいは こどもたち
おもしろそうに およいでる
Tạm dịch:
Cao hơn mái nhà là Koinobori
Cá chép lớn là cha
Cá chép nhỏ là con
Chúng đang cùng nhau bơi lội tung tăng
Mũ và áo giáp samurai:
Vào ngày lễ thiếu nhi các gia đình sẽ trang trí nhà mình bằng những bộ áo giáp và mặt nạ samurai là một biểu tượng cho sự dũng mãnh, sức khỏe dẻo dai, sức mạnh phi thường. Đây cũng chính là một tập tục và ước muốn của mỗi người làm cha mẹ muốn gửi gắm tới con em mình.
KODOMO NO HI (Tết thiếu nhi Nhật Bản) là một nét đẹp văn hóa của người Nhật, mong muốn con cái của họ được bình an và hạnh phúc.
- Bản tin shizu đón tết (18/01/2023)
- Khởi đầu chuẩn nhật - Con thích mê mẹ nhàn tênh (18/01/2023)
- BỤNG KHỎE MẸ YÊU - CON VUI TIÊU HÓA TỐT (18/01/2023)
- Tết Vui Khỏe – Tết Đoàn Viên (18/01/2023)
- Nguyên tắc ăn uống của người Nhật giúp kéo dài tuổi thọ (15/01/2021)
- Lễ hội búp bê ở Nhật - Khám phá những điều bí ẩn về ngày hội dành cho bé gái (16/01/2021)
- Dinh dưỡng để người cao tuổi luôn khỏe mạnh (16/01/2021)
- Những quy tắc nuôi con kiểu Nhật giúp bé yêu khôn lớn (16/01/2021)
- 18 điều bạn nên chuẩn bị trước khi mang thai (16/01/2021)
- 7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong quá trình mang thai (16/01/2021)
- Mức tăng cân hợp lý của mẹ bầu khi mang thai (16/01/2021)
- Nguyên tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ (15/01/2021)
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ em Nhật Bản như thế nào? (15/01/2021)
- Nguyên tắc ăn uống của người Nhật giúp kéo dài tuổi thọ (15/01/2021)